Xin thông báo với Bà con Giỏ thị, đến hẹn lại lên, ngày 30/6 Giỏ thị sẽ kết giỏ ngăn Cơm thịt đợt 4 - Quý II/ 2012 để gởi qua ủng hộ Quỹ Cơm thịt cho trẻ vùng cao tại Blog bác Tuấn.
Phần ngăn Áo ấm, trừ 18 triệu VNĐ tiền đặt mua 500kg cá khô Hải Hậu, hiện trong ngăn Giỏ còn khoảng 30 triệu VNĐ. Như các tình nguyện viên đã trực tiếp khảo sát và xin ý kiến Giỏ, vào Năm học tới nếu tìm được người thực hiện đáng tin cậy Giỏ thị sẽ tài trợ mua dây dẫn nước và téc chứa nước sạch cho các điểm trường Tiểu học + Mầm non Sàng Ma Sáo.
Thông tin cụ thể về thông tin Giỏ đợi sau khi chuyển tiền qua Cơm thịt, thủ quỹ Lana sẽ cập nhật qua Entry Tổng kết tháng vào đầu tháng sau như đã thống nhất.
Dưới đây xin chia sẻ với bà con một số hình ảnh lớp học và nước ở các điểm trường thuộc hai xã Pa Cheo và Sàng Ma Sáo - huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai do các tình nguyện viên chụp trong các chuyến đi:
Phần ngăn Áo ấm, trừ 18 triệu VNĐ tiền đặt mua 500kg cá khô Hải Hậu, hiện trong ngăn Giỏ còn khoảng 30 triệu VNĐ. Như các tình nguyện viên đã trực tiếp khảo sát và xin ý kiến Giỏ, vào Năm học tới nếu tìm được người thực hiện đáng tin cậy Giỏ thị sẽ tài trợ mua dây dẫn nước và téc chứa nước sạch cho các điểm trường Tiểu học + Mầm non Sàng Ma Sáo.
Thông tin cụ thể về thông tin Giỏ đợi sau khi chuyển tiền qua Cơm thịt, thủ quỹ Lana sẽ cập nhật qua Entry Tổng kết tháng vào đầu tháng sau như đã thống nhất.
Dưới đây xin chia sẻ với bà con một số hình ảnh lớp học và nước ở các điểm trường thuộc hai xã Pa Cheo và Sàng Ma Sáo - huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai do các tình nguyện viên chụp trong các chuyến đi:
Bể nước được dự án xây, mà xây ở cạnh sân trường cao cao nguồn nước không tới được nên lúc nào cũng khô cong
Nhà vệ sinh ở điểm chính trường Tiểu học Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Lào Cai) cũng được xây cùng trường học, xây xong khóa cửa vì không có nước
Nhà vệ sinh ở điểm trường lẻ Nậm Pẻn I cũng trong tình trạng tương tự, cửa đóng then cài vì không nước. Các bé có 'kẹt' thì ra ngoài 'thiên nhiên'
Dãy nhà tập thể của giáo viên và 5 học sinh nội trú trường chính TH SMS ở thấp hơn trường học nên có nước, và đây là nhà tắm chung của họ)
Tại hầu hết các điểm trường cắm bản (nghèo và heo hút hơn trường chính) nước được 'cải thiện' bằng những đường ống như thế này dẫn từ trên núi. Nhiều đoạn dây hỏng, vỡ, được các thầy cô chắp nối, băng bó bằng cao su
Trường của em be bé, nằm ở giữa đồi cao (điểm trường Tiểu học + Mầm non Hán Nắng - Pa Cheo - Bát Xát)
Lớp của các bé Mầm non Nậm Pẻn I - Sàng Ma Sáo
Lớp học cheo leo của Cô trò điểm trường Nậm Pẻn II - Sàng Ma Sáo
Khẩu hiệu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" trên thanh gỗ làm then - Tiểu học Hán Nắng
Chạy vô hugs mọi ng` mấy cái rồi em lại chạy đi tiếp nè .....
Trả lờiXóa@Dã Quỳ: Biết người đang dịp bận, bận mà vẫn lượt qua đọc không thiếu bài nào là biết rất quan tâm. Phục cái nhanh nhẹn chu đáo và bao đồng của DQ. Thanks DQ nhiều.
XóaNhìn tấm hình cuối chợt thấy lớp học chỉ có nền đất, vách ván.
XóaMong Giỏ Thị giúp thêm những tấm lót nền nhà (tấm mốp, plastic,cót phủ vải mưa , hay tráng cement...), vách ván thì có thể quây bằng vải bạt...
@AD: Cảm ơn bạn, không riêng Giỏ thị, nhiều chương trình, nhiều nhóm cũng đã, đang lên giúp những đồ thiết yếu cho các trường, các em: áo ấm, ủng, tất, nệm, bạt quây lớp... Giỏ thị cũng ráng hết sức có sức tới đâu giúp các bé được tới đó bạn ạ.
XóaTrên vùng núi mỗi xã thường có một trường chính được xây theo dự án phổ cập giáo dục (thường ở quanh khu vực trung tâm hành chính xã), nhưng ở các bản xa có nơi cách mười mấy cây số đường núi các em không thể về xã học được nên nhà trường tách ra thành các phân hiệu cắm bản. Lớp học ở bản thường chỉ nhà tranh hoặc ghép bằng gỗ, tre sơ sài đúng như bạn nhận thấy, trống huếch, mùa lạnh vùng núi phía Bắc cái rét cắt da, gió lùa, nhìn bọn trẻ ngồi học xót lắm.
Theo minh dieu can nhat la quay vach lop truoc khi mua ret ve
XóaPCH
Trẻ em vùng cao thật thiệt thòi. Ngày còn nhỏ mình cũng sơ tán ở Thanh sơn với bà con dân tộc Mường. Mỗi lần đi học phải qua mấy quả đồi, con suối dài. Mưa, lũ đến suối đầy nước rất hung dữ, mùa khô thì lại khô, nắng cháy xém cả da thịt. Thời con nít thành thử lại rất thích đi học xa, chợ cũng rất xa. Đi đâu mắt cũng mở to ngắm say sưa.
Trả lờiXóaCảm ơn bà con Giỏ thị luôn chung tay giúp các cháu nhỏ vùng cao.Không tham gia được song luôn dõi theo và thán phục (đặc biệt là bạn thủ quỹ Lana)
Mình ở trong này cũng luôn góp sức cho trẻ em những vùng xa,khó khăn
@NGUOi HA NOI: Oh NHN cũng có thời gian sơ tán miền núi? những hình ảnh lâu mờ ngày ấy hóa ra bây giờ lại tạo những thiện cảm đặc biệt với con nít vùng núi rừng. Lana cũng vậy NHN ạ, xưa cũng sơ tán ở vùng dân tộc, nhỏ không biết là nghèo thiếu, chỉ nhớ những rừng, những suối, những rắn, những loại quả cây lá rừng ăn được, những trò trẻ con vùng núi.
XóaGiỏ thị nhóm nhỏ, ngoài việc cùng nhau gom gom thành món ủng hộ chương trình lớn Cơm thịt thì dành một ngăn nhỏ làm kế hoạch nhỏ. Nghĩ điều quan trọng là 'gom và nhen' sự sẻ chia trong cộng đồng. Nhiều nhóm nhỏ cùng làm thì nhiều các em, nhiều điểm nhỏ được hưởng. Coi như mỗi nhóm thắp nên một ngọn nến, cuộc sống thêm lung linh.
Cảm ơn NHN nhiều vì comment chia sẻ.
Chắc bạn NHN này ở Sài gòn nhỉ :)
Xóa@VNQ: trèo theo link NGUOI HA NOI có Blog dễ thương lắm anh. Có cảm giác như "blog để cho con" nữa.
XóaLana oi,
Trả lờiXóaLana nhan duoc email minh goi bao cao gap go Ba Ngoai Canada chua? Cuoi tuan nay Vinh Van se goi tien "gay quy bat ngo" ve Gio Thi nhe.
Huong
Nhờ mẹ Hương báo với Vinh, Vân và ''O Bà Ngoại' là Giỏ thị đã nhận được thị thơm thảo và sẽ chuyển đúng như các bạn nhắn gởi. Cảm ơn gia đình nhỏ của mẹ Hương thật nhiều.
Xóa