Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Chia lời chuyến Áo ấm Tết Mường Khương

Cả nhà Giỏ thị thương mến, Lana xin chia lời về chuyến đi cuối năm mà ngăn Áo ấm của Giỏ cùng với ủng hộ của các TNV CCT đem được hơn hai ngàn chiếc áo ấm mới cho các bé miền núi diện Tết. Những chiếc áo cũ rách tơi tả không đủ che ấm được thay bằng áo đẹp. Những nụ cười. Những lời cảm ơn ấm áp chân tình của các thầy cô giáo hạnh phúc giùm thay học trò của mình... những món lời vô giá ấy Lana được thay mặt các thành viên Giỏ thị nhận, chỉ biết qua đây gởi những lời cảm ơn chân thành vì những trái thị thơm thảo gần xa.

Xin phép anh Bình (BeBo) được cảm ơn anh vì cuộc phone gấp của anh ngay sau khi "Thư Pacheo" đăng trên Giỏ thị, nói sẽ gởi gấp về số tiền đủ mua một nửa áo cho Pacheo, giục Lana lo áo cho các bé. Xin cảm ơn nhóm bạn của bạn Caprir Doodle vì email ngắn "Năm nay cũng như năm ngoái, anh Chỉnh (Blogger BạnMi`nh), Hạnh Thy và Cap muốn góp chút áo ấm đến các em nhỏ, cho Cap xin lại địa chỉ giùm...". Hai lời nhắn này nhắc Lana về sự gởi gắm của bà con về Ngăn Giỏ Áo ấm, giục nhắc về những em bé trên cao kia chưa có áo mới Tết.

Và thế, Giỏ thị đã kịp kết hợp với các ủng hộ viên CCT đặt may và đem (hai chuyến) áo ấm mới cho 233 em học sinh Pa Cheo (huyện Bát Xát) và hơn hai ngàn em học sinh ở các xã nghèo huyện Mường Khương (cùng tỉnh Lào Cai).

Lana sẽ sớm thông báo cụ thể về chuyến đi, các con số chi tiết. Tạm gởi một số hình ảnh trước để chia sẻ.
Bảng hàng hóa chuẩn bị cho chuyến đi (bà con mình bấm vào hình để rõ hơn)

Tất cả các chuyến đi các TNV đều tự chi phí ăn, nghỉ (share bills). Toàn bộ tiền đóng góp được chuyển thành áo ấm, ủng, quà... đến tận các cháu. Chuyến đi này cũng vậy. Chuyến xe chở hàng và hai xe thiện chiến chở TNV cũng được các ủng hộ viên CCT hỗ trợ.

320 áo mẫu 1, 1100 áo đỏ đen mẫu 2 và 784 áo mầm non mẫu 3, chưa kể 180 áo mới được TNV đem tới ủng hộ đã lên với các bé vùng cao

Áo ấm của bé Giàng A Dũng lớp 2B phân hiệu Bãi Bằng, Tiểu học La Pan Tẩn (Mường Khương)

... mình thay áo này con nhé


Trở về sau chuyến đi, chị Liên Nguyễn, một cô giáo trường ĐH SFHà Nội, một người đồng hành vô cùng dễ thương đã viết trên FB của chị: "Trong hai lớp có nhiều cháu mặc khá phong phanh, quần áo cũ nát nhưng có một cháu trông tội nghiệp nhất, cái áo ấm của cháu đã quá rách nát rồi. Anh Hùng (TNV trong đoàn) lập tức lấy một chiếc áo mới thay cho cháu... Lát sau mới biết em bé bên trái ảnh với cái quần thủng đít và cũng rất phong phanh là anh em với cậu bé ấy. Các cô giáo cho biết hai anh em nhà nghèo nhất trường, nhiều khi đi học chẳng có gì mang theo ăn trưa. 
Mình đã thấy vẻ xúc động của anh Hùng khi mặc áo ấm mới cho bé. Nhìn nụ cười của ba bác cháu mà mình cảm động quá. (ảnh trên, chị Liên chụp).

Nụ cười hồn nhiên của hai anh em Giàng A Minh 9t và Giàng A Dũng 7t khiến tất cả các TNV và cả cô giáo chủ nhiệm của hai anh em xúc động giàn nước mắt

Mặc đều cho cả các bạn nào

Làm quen

Từ Trái tim đến trái tim
Quà của các con lớp 2A4 Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội lên với các bạn lớp 2B phân hiệu Bãi Bằng, Tiểu học La Pan Tẩn, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
(Hình: Lana, Liên Nguyễn, Hoàng Minh Hùng)

Sân trường phổ thông Lồ Sử Thàng, Dìn Chin, Mường Khương ngày cuối năm
(hình: Hoàng Minh Hùng)


Đường vào điểm bản của Nậm Chảy, xe hàng không thể đi nên xe chở người phải cõng cả hàng
(Hình: Lana)

điểm bản của xã Tả Ngải Chồ, Mường Khương, 25/01/2013
(hình: anh Hoàng TNV)


Các con Pacheo cảm ơn bác Bảy dì Thảo và các cô bác đã gởi áo từ nơi xa xôi
(hình: Thầy giáo Minh Pacheo)

Niềm vui đón áo của thầy trò Pacheo


Có áo ấm mới, thích quá (hình: chị Liên Nguyễn TNV)


Sân trường Tả Thàng đầy nắng giữa mùa đông
(Hình: Lana)

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Nơi thế kỷ 21 chưa ghé thăm

Đọc bài dưới đây, nhìn những đứa trẻ trong ảnh khó có thể kìm lòng.
"Sống trong cảnh rét mướt, thiếu quần áo mặc quá lâu nên Xín và những đứa trẻ khác không bao giờ dám mơ đến sự ấm áp cho bản thân. Chúng mặc nhiên cho rằng mình phải tự chống chọi lại cái lạnh đến đau buốt của núi rừng..."

Mộc Châu những ngày đầu năm mới 2013, các đợt giá rét tăng cường thi nhau ùa về khiến nền nhiệt giảm chỉ còn 12 độ C ban ngày và về đêm chỉ dao động 5 - 6 độ C. Trên cung đường đồi núi quanh co với những con dốc dài thăm thẳm, tôi cùng anh bạn đồng nghiệp cài số 1 của chiếc xe máy để ì ạch chạy.
Mất gần 2 tiếng đồng hồ để đi 40km, chúng tôi đặt chân được đến bản Láy thuộc xã Tân Xuân, huyện Mộc Châu, Sơn La. Trái ngược hẳn với khung cảnh nhộn nhịp dễ nhận thấy ở trung tâm huyện và những khu vực cạnh nông trường Mộc Châu, bản Láy biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Con đường vào bản vẫn chi chit cỏ rậm, ở giữa thành đường bởi những bước chân của bà con dân tộc ngày ngày đi qua đi lại để lên nương làm rẫy hay những bước chân của trẻ nhỏ cùng nhau nô đùa.
Những người dân ở bản Láy biệt lập với thế giới bên ngoài
Nơi đây dường như đã bị sự phát triển lãng quên bởi nét hoang sơ đến tột cùng. Từng nóc nhà sàn thấp lè tè chìm khuất dưới những tán cây rậm rạp, trong mỗi nhà sàn nền đất chẳng có lấy một thứ đồ đạc nào để người ta biết rằng xã hội đã bước sang thế kỷ 21. Những người dân tộc Mông ở đây quanh năm chỉ biết sống bằng nghề nông lạc hậu, mỗi hộ gia đình trồng thêm rau và nuôi gia súc, kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp trong khi việc thực hiện kế hoạch hóa chưa tốt nên cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng thêm đói rách khi nhà nào cũng đông con.
Đã nhiều năm nay, bản Láy vẫn chưa hề có điện, cuộc sống vẫn chìm trong tăm tối, những đứa trẻ tội nghiệp hầu hết đều không có điều kiện để được đi học bởi cuộc sống quá khó khăn. Khi cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn thì đâu có thể đi học trong hoàn cảnh như vậy.
Chả vậy mà khi tôi với anh bạn bước chân vào cái vùng đất bị lãng quên này, từ người già cho đến trẻ con đều nhìn bằng ánh mắt ngạc nhiên đến lạ kỳ, có lẽ họ chưa bao giờ được nhìn thấy những người dân tộc kinh, quanh năm họ chỉ quen nhìn thấy hình ảnh con người với những bộ quần áo dân tộc và nhất là những người phụ nữ búi tóc quấn khăn, nhuộm răng đen, ngày ngày đeo gò đi làm rẫy hoặc ngồi trong gian phòng tối om miệt mài ngồi may, thêu trang phục cho gia đình.
Chân trần, tím bầm trong giá lạnh
Trong cái giá lạnh như cắt da cắt thịt của vùng núi tây bắc, mỗi người chúng tôi đều phải đắp lên người đến ba bốn lớp áo dầy cộp vẫn cảm thấy tê tái. Ấy vậy mà, vô số những đứa trẻbản Láy và nhiều bản lân cận thiếu thốn đến mức không có đủ áo ấm để mặc.
Nhìn đứa trẻ chỉ mới 3 tuổi trên mình khoác một manh áo đơn sơ, quần không, dép không, hai bàn chân tím bầm, nứt nẻ vì giá lạnh mà chúng tôi không khỏi xót xa, quặn thắt từ sâu trong tâm khảm. Việc những đứa trẻ nơi đây khi chưa biết đi đã phải theo bố mẹ lên nương làm rẫy là chuyện quá đỗi bình thường. Ngay từ khi sinh ra, những đứa trẻ đã phải đương đầu với những thử thách và phải chịu sự rèn luyện hết sức khắc nghiệt, không phải đứa trẻ nào cũng tốt số để sống sót vượt qua nghịch cảnh, không ít đã phải bỏ mạng vì đói, vì rét, vì bệnh tật nhưng không có tiền để chạy chữa.
Một em bé chân không giữa trời giá lạnh
Đôi chân nứt nẻ, tím bầm
Bé gái bản Láy không có áo mặc giữa mùa đông
Dù cho hàng ngày các em phải làm đủ các công việc như đi lên rừng kiếm củi, hái rau, măng ở rừng hoặc địu những bó cỏ to gấp mấy lần cơ thể nhưng đến mùa đông giá rét cũng chỉ có những manh áo nhàu nát, cũ kĩ không thể đủ sưởi ấm.
Đứng xen lẫn trong đám bạn, cô bé Mùa A Xín, đứa trẻ duy nhất bập bẹ được vài câu tiếng Kinh, khi tôi hỏi 'em có lạnh không', cô bé e ngại ấp úng ‘có’ rồi cười. Nụ cười đẹp hồn nhiên, tinh khôi như thứ vốn có của núi rừng tây bắc. Có lẽ vì đã sống trong cảnh rét mướt quá lâu nên Xín và những đứa trẻ khác không bao giờ dám mơ đến sự ấm áp cho bản thân và chúng mặc nhiên cho rằng mình phải tự chống chọi lại cái lạnh đến đau buốt của núi rừng.
Với những đứa trẻ bản Láy, phải chịu đựng giá rét dường như đã trở thành một điều bắt buộc chúng phải vượt qua
Cái rét đã khốn khổ, khi được tận mắt chứng kiến bữa ăn của những đứa trẻtím bầm” càng khiến chúng tôi xót xa. Bữa ăn của những đứa trẻ ở đây không phải bữa nào cũng có cơm trắng để ăn, có bữa phải ăn ngô, ăn sắn. Bữa cơm có thịt cũng là một điều quá xa xỉ, cả năm may ra chỉ trông chờ vào những dịp ngày lễ, ngày tết hoặc giả ngày nào bố mẹ chúng đi bộ ra chợ huyện để buôn bán những vật phẩm gia đình làm được và mua về một chút thức ăn ngon cho gia đình.
Chiều tà, ánh sáng tắt nhanh ở bản Láy, màn sương dày đặc theo gió ủa về giăng đầy khắp lối, rét càng thêm buốt nhói. Từ từ đẩy chiếc xe lên con dốc rồi nổ máy, trước lúc chúng tôi đi, lũ trẻ con vẫn chạy bám theo sau cười khúc khích, bằng những đôi chân ấy, đôi chân tím bầm trong giá rét mùa đông…
 Kinh Vân
Theo Infonet
Bản đồ
Bản Láy (còn gọi là Bún Láy)thuộc xã Tân xuân, Tân Xuân là một xã của huyện Mộc Châu, nằm ở Đông Nam tỉnh Sơn La. Đây là một xã biên giới có điều kiện kinh tế-xã hội còn rất khó khăn. Bản Láy là nơi còn chưa có đường giao thông. Bản Cột Mốc là bản xa nhất, nằm sát biên giới.
Đầu những năm 1980, khi làn sóng di cư tự do bùng phát ở Tây Bắc, rừng Xuân Nha trở thành địa chỉ lý tưởng để những cư dân "du mục" khắp nơi ồ ạt kéo đến và thỏa sức khai phá, dựng nhà, làm nương.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Thư Pa Cheo

Thưa các anh chị!
Em tên là Phương Việt Cường đang là Hiệu trưởngtrường PTDTBT THCS Pa Cheo- huyện Bát Xát- tỉnh Lào Cai. Đây là một xã đặcbiệt khó khăn của huyện Bát Xát, với số dân toàn xã là 544 hộ dân 3050 nhânkhẩu nhưng có tới 82% số hộ dân thuộc diện hộ nghèo quanh năm thiếu ăn.Nói như vậy chắc các anh chị cũng hình dung ra phần nào nhưng khó khăn củađơn vị chúng em trong công tác giáo dục. Quả thật phải nhìn các em đi bộ hơn10 km đường rừng, trong điều kiện thời tiết mùa đông 3 tháng nhiệt độ liên tụcxuống dưới 10oc với những chiếc quần áo mong manh rách rưới mới thấy hếtđược những thiệt thòi của các em so với học sinh miền xuôi. Năm học 2012-2013 toàn trường có 8 lớp với 223 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, có 159 học sinhở nội trú theo quyết định 85 của chính phủ, nấu ăn tập trung tại trường, hàngtháng các em được hỗ trợ tiền ăn là 420 nghìn đồng, chia ra mỗi bữa ăn các emcó khoảng 6 nghìn đồng/bữa. Mặc dù vậy cơ bản mới giải quyết được cái bụng đủ no chứ chưa ngon, Làm quản lý như chúng em ở vùng cao đâu phải chỉ có lo dạy kiến thức mà còn lo ăn, lo ngủ, lo mặc cho các cháu học sinh, hàng nămchúng em cũng tổ chức nhiều hoạt động kêu gọi cộng đồng, các trường bạngiúp đỡ các em nơi đây có được những chiếc áo ấm để có thể vượt qua đượcnhững khó khăn về thời tiết mùa đông mà yên tâm học tập.

Trong tháng 11 vừa qua nhà trường được các anh chị quan tâm giúp chocác cháu có đủ chăn ấm mùa đông, có được những chiếc bát ăn hàng ngày vàcác đồ dùng, đồ ăn khác giúp tinh thần của các em học sinh ngày càng vữngtâm hơn trong nhiệm vụ học tập và thích ra ở nội trú. Đặc biệt em cung xin cảmơn các anh chị đã giúp đỡ hỗ trợ cho 1 học sinh đi học cấp III, đấy là niềm vuikhông chỉ cho học sinh và gia đình các em mà còn là niềm vui chung của các thầy cô giáo nhà trường. Bởi lẽ có những học sinh rất thích học nhưng vi nhà đông em, lại nghèo nên không thể cho các em đi học được, nay được các anhchị giúp đỡ quả là may mắn.

Năm học 2012-2013 và đặc biệt là mùa đông đang đến gần, cái rét thấu xương đang là trở ngại lớn nhât với các em học sinh phải vượt một chặng đường xa đến trường. mặc dù nhà trường, chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền cho các cháu ở tại trường cho đỡ lạnh vì đi lại, nhưng quả thậthoàn cảnh éo le khiến các em trở nên tự ti, mặc cảm vì không bằng bạn bằng bè, bạn có áo rét mình không có vậy là lại không muốn ở.

Vậy em viết mấy dòng tâm sự rất thật lòng này, trước hết xin trân thành cảm ơn tấm lòng của các anh, các chị đã đến với Pa Cheo, sau nữa em xin cácanh chị quan tâm hơn nữa đến các cháu học sinh trường PTDTBT THCS PaCheo. Cụ thể em muốn xin các anh chị khuyên góp ủng hộ cho học sinh nhàtrường 233 chiếc áo ấm mùa đông các loại dù là cũ hoặc đã qua sử dụng đềuđược. Để các em có thể tiếp tục chống chọi với mùa đông lạnh giá, có thể tiếptục học tập tốt hơn.

Việc nữa em cũng xin các anh các chị tiếp tục đầu tư cho những học sinh nghèo nơi đây có thể đi học được cấp III sau khi tốt nghiệp THCS. Vì thựctế thì trong vòng 6 năm em lên Pa Cheo mới có khoảng 6 học sinh là học đượccấp III theo đúng điều kiện, nếu được tiếp tục học cấp III thì các cháu mới có cơhội thoát nghèo sau này, nếu không thì cũng chỉ là đá bóng mà chưa tới gôn màthôi. Năm học này nhà trường vận động 6 học sinh đi học trường cấp III chúngem đã vận động gia đình, rồi chúng em tự cấp chăn, màn, ba lô, vở viết, bút cácloại khăn gói cho các cháu đi học, nhưng sau khi học được 1 tháng đã có 4 embỏ về vì không có tiền để ăn, sau đó nhờ các anh chị mà đã giúp được 1 em đihọc trở lại.

Nhân đây em cũng xin thay mặt cho 22 thầy cô giáo và 233 học sinh nhà trường xin chúc quý anh chị mạnh khỏe, hạnh phúc. Em xin trân thành cảm ơn!

Phương Việt Cường

(Thầy giáo Phương Việt Cường Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Pa Cheo, ĐT:0123 8537 220, email: thcspacheo-bx@laocai.edu.vn. Hoặc thầy giáo Đỗ Quốc Minh ĐT:01682.101510).

(Nguồn: FB Trần Đăng Tuấn / THƯ PA CHEO)
Nhà ở nội trú của 159 em học sinh THCS Pa Cheo



p.s: Pa Cheo là một trong hai điểm đến của chuyến áo ấm tháng 11 do Giỏ thị đứng ra tổ chức phối hợp với Cơm thịt và các thành viên nhóm PSC Club. Lana có chia sẻ (chia lời) cùng bà con đã đóng góp ủng hộ chuyến đi tại bài này.
Phụ thuộc theo số tiền được ủng hộ nên mặc dù nhóm TNV đã hết sức co kéo, tính toán, tại Pa Cheo chuyến đi cũng chỉ hỗ trợ được áo ấm cho học sinh khối Mầm Non và Tiểu học, với trường Trung học cơ sở chúng ta mới chỉ hỗ trợ được các em 159 chăn ấm cho các em ở nội trú, bát ăn + muỗng inox, vở sách và một số đồ dùng học tập (chi tiết bà con mình có thể coi trong bảng ở bài này)

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

CHÚC MỪNG NĂM MỚI GIA ĐÌNH GIỎ THỊ

Xin nhờ bức hình áo ấm và lớp học mới cùng các em Phổ Thông Tá Bạ - xã hun hút vùng sâu Ka Lăng, huyện Mường Tè, Lai Châu 12-2012 để gởi lời tri ân đến bà con đã chung tay suốt hơn một năm qua cùng Giỏ thị đem những tấm áo ấm đến với các bé vùng cao và góp cùng chương trình Cơm có thịt những bữa trưa ấm bụng cho các em bám lớp mỗi ngày. 

Chúc gia đình Giỏ thị một Năm Mới thật nhiều niềm vui, thật nhiều may mắn, sức khỏe, an lành, 
và hạnh phúc.