Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Ai lên Tây Bắc

Đi Tây Bắc lu bu với việc chính nên bỏ qua nhiều khung hình muốn chia sẻ lắm. Cả đoàn ai cũng vậy, lo chia quà, nói chuyện với các 'lít nhít' trước rồi mới đến ghi lưu, nên mỗi máy chỉ có một chút, hẹn nhau khi cùng về HN sẽ chia sẻ 'của cải' là hình. Gởi vội cả nhà một chút hình Lana chụp, đợi hình máy bạn rồi sẽ bốt dần chia sẻ Tây Bắc với cả nhà mến quý.
Đất:
Pa Cheo - Bát Xát, 03-2012

Người,
Pa Cheo, 03-2012



Lối đi
để tới bản Nậm Pẻn I,


... Nậm Pẻn II - Sàng Ma Sáo - Bát Xát, 03-2012

mầm non,
sân trường Mầm non + Tiểu học Pa Cheo, điểm trường chính, 03-2012

Và... gì?
---------------------------------------------------------------
Hán Nắng (Pa Cheo, Bát Xát, Lào Cai, 03-2012):
Ở trên này, hầu như đến lớp nào cũng thấy có những 'trứng vịt' (anh, chị) đi học ấp theo 'trứng gà' (em) để bố mẹ còn lên nương. Mình không còn vỡ cảm xúc như lần đầu gặp cô bé địu em đi học (cũng tại Hán Nắng này), ngược lại từ trước khi đi đoàn đã bảo nhau chuẩn bị dư dôi chút quần áo em bé, bánh, kẹo... để đỡ những nước mắt vì 'không còn gì trong tay' khi gặp những đứa trẻ 'ngoài danh sách dự kiến'.

Bữa nay được nhiều quà, phần áo khoác (cũ) anh nhận cho mình, phần bộ đồ vải (mới) anh xin lấy cỡ nhỏ để cho em

Một 'trứng gà' khác bám theo 'trứng vịt' đến lớp, thấy người lạ em trốn và khóc
'Người lạ' lân la dỗ bằng kẹo,
mon men tiến thêm một bước nữa (áo xinh nè con):
Hợp tác rồi nhá
nào, cho đủ bộ nào
giờ thì cho chụp hình chung luôn
Quay qua quay lại, đã thấy ba bạn này ríu rít chạy về từ phía sau lớp, hóa ra kịp rủ nhau đi thay đồ mới, liền xin chụp một tấm hình:

sân trường Hán Nắng (xã Pa Cheo) giờ đã thành 'chốn quen'

---------------------------------------------------------------
Sàng Ma Sáo, Bát Xát, 03-2012:

"Dạ cháu thích ủng mới" (Trường cắm bản Nậm Pẻn II, SMS)


'Sân trường' Nậm Pẻn II là một cái hõm đất tạm gọi bằng phẳng, nhỏ xíu


Lớp học của các con chỉ cách chuồng trâu cái 'sân trường' nhỏ đến khó tin và một bức dậu nan. Vì sân quá hẹp, để chụp được bức hình này mình phải trèo qua phía sau bức dậu, nhón đứng trên bãi phân trâu (may mà) khô, ráng nín thở mà mùi phân gia súc vẫn xộc tới óc


cheo leo ngay bên khoảnh sân là lớp mầm non Nậm Pẻn II, các bé nhận quà xong cùng cha mẹ ra đứng ngó xuống các anh chị. Nghe một bạn cùng đoàn hỏi cô giáo "cao thế này, ngày mưa trơn lắm, có bé nào ngã ở đây chưa?"

Ở vùng cao, theo chương trình phổ cập giáo dục, mỗi xã đều có một trường Tiểu học, điểm trường chính được Nhà nước đầu tư lớp xây nền gạch, cơ sở khang trang. Nhưng xa thì trẻ con không đi học nên ở mỗi bản trong xã lại phải tổ chức lớp cắm bản, các thầy cô phải ăn ở đó luôn để bám lớp bám trò. Vậy mà hỏi thầy cô Sàng Ma Sáo được biết số học sinh thật sự muốn học và có điều kiện đi học chỉ chiếm khoảng 40%. Lớp nhỏ còn đỡ, lớp 4 lớp 5 trở đi nhiều em chỉ đến lớp buổi sáng rồi tự nghỉ về giúp cha mẹ việc nhà hoặc trên nương. Các thầy cô bảo, từ sau đợt các bác ("Cơm thịt", Gánh Hàng xén, Giỏ thị,...) gởi áo ấm Tết, các thầy cô đỡ vất vả hơn nhiều vì bớt phải lặn lội vào từng nhà gọi học sinh đi học.

"Các con nhớ phải đi học đều để có cái chữ, để hết đói nghèo. Đi học đủ thì các cô các bác sẽ lên thăm nữa, mang thêm sách vở và quà, các con có hứa không?" - "dạ có ạ" (Trường chính tiểu học SMS, 03-2012)


Lại một 'trứng gà' trong lớp 'trứng vịt'


tia sáng trên đường về


*** Cùng về một chuyến đi:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét