"Chúng ta hiểu ra được tầm quan trọng của ánh sáng khi chúng ta nhìn thấy bóng tối.
Một đứa trẻ, một thầy giáo, một cuốn sách và một cây bút có thể làm thay đổi cả thế giới".
(Malala Yousafzai 16 tuổi người Pakistan trong bài nói tại Liên Hợp Quốc vào ngày 12/7/2013 (link))
* Bài trước: SỰ HỌC Ở PACHEO (phần 1)
* SỰ HỌC Ở PACHEO (phần 2)
* THƯ CỦA THẦY HIỆU TRƯỞNG CẤP 2 PACHEO
(tiếp theo) Trong hai năm qua sự học ở Pacheo có luồng không khí mới nhờ sự hỗ trợ chăm lo từ những tấm lòng với trẻ vùng cao, xin điểm qua:
Mầm non: Từ năm học 2011-2012 phong trào CCT do nhà báo Trần Đăng Tuấn và những người bạn của ông khởi xướng mục tiêu chính là phối hợp với nhà trường, thầy cô tổ chức bữa cơm trưa cho các em bé miền núi nghèo để 'kéo các em đến lớp, đến chữ'. Mầm non Pacheo được CCT hỗ trợ bữa ăn trưa tại tất cả các điểm bản trong xã. Chương trình có thể coi là hoàn thành sứ mệnh khi hiện nay Nhà nước hỗ trợ khoản tiền ăn trưa này.
Tiểu học (Cấp 1): Dự kiến từ đầu năm học tới, qua kết nối của CCT, tổ chức du học sinh và người Việt định cư tại Nhật Bản lấy tên CCT Nhật sẽ tài trợ đều đặn bữa cơm trưa cho gần 400 em bé ở 1 điểm trường chính và 5 phân hiệu Tiểu học ở 5 bản của xã Pacheo. Bạn sẽ hiểu điều này là hết sức ý nghĩa nếu đọc qua "Chiếc cặp lồng cơm" (Lana) và "Tạm biệt con gái yêu..." (Đõ Hương Giang CCT Nhật).
Trung học cơ sở (Cấp 2): Bên cạnh bữa cơm ở lớp, từ 2011 các nhóm thiện nguyện độc lập như Gánh Hàng Xén/ Giỏ thị... mỗi năm lại có những chuyến lên Pacheo đến từng lớp học cả Mầm non, Tiểu học, và Trung học cơ sở tặng quà góp phần động viên trẻ đến trường. Còn nhớ mùa đông năm ngoái đọc thư thầy Cường Hiệu trưởng trường Cấp 2 Pacheo viết về (đọc ở đây) xin nhờ các anh chị "quyên góp ủng hộ 233 chiếc áo ấm mùa đông dù là cũ hoặc đã qua sử dụng đều được" cho học sinh của mình để các em đừng bỏ học vì rét, thương quá, bác Bình BeBo khởi xướng, thế là Giỏ Thị góp 233 áo ấm mới gởi kịp lên ngay trước Tết để mỗi em có một áo ấm mới mặc Tết (ở link này). Những bức hình dưới là không khí thầy cô trò khi nhận quà áo ấm lên trường:
Một đứa trẻ, một thầy giáo, một cuốn sách và một cây bút có thể làm thay đổi cả thế giới".
(Malala Yousafzai 16 tuổi người Pakistan trong bài nói tại Liên Hợp Quốc vào ngày 12/7/2013 (link))
* Bài trước: SỰ HỌC Ở PACHEO (phần 1)
* SỰ HỌC Ở PACHEO (phần 2)
* THƯ CỦA THẦY HIỆU TRƯỞNG CẤP 2 PACHEO
(tiếp theo) Trong hai năm qua sự học ở Pacheo có luồng không khí mới nhờ sự hỗ trợ chăm lo từ những tấm lòng với trẻ vùng cao, xin điểm qua:
Mầm non: Từ năm học 2011-2012 phong trào CCT do nhà báo Trần Đăng Tuấn và những người bạn của ông khởi xướng mục tiêu chính là phối hợp với nhà trường, thầy cô tổ chức bữa cơm trưa cho các em bé miền núi nghèo để 'kéo các em đến lớp, đến chữ'. Mầm non Pacheo được CCT hỗ trợ bữa ăn trưa tại tất cả các điểm bản trong xã. Chương trình có thể coi là hoàn thành sứ mệnh khi hiện nay Nhà nước hỗ trợ khoản tiền ăn trưa này.
Tiểu học (Cấp 1): Dự kiến từ đầu năm học tới, qua kết nối của CCT, tổ chức du học sinh và người Việt định cư tại Nhật Bản lấy tên CCT Nhật sẽ tài trợ đều đặn bữa cơm trưa cho gần 400 em bé ở 1 điểm trường chính và 5 phân hiệu Tiểu học ở 5 bản của xã Pacheo. Bạn sẽ hiểu điều này là hết sức ý nghĩa nếu đọc qua "Chiếc cặp lồng cơm" (Lana) và "Tạm biệt con gái yêu..." (Đõ Hương Giang CCT Nhật).
Trung học cơ sở (Cấp 2): Bên cạnh bữa cơm ở lớp, từ 2011 các nhóm thiện nguyện độc lập như Gánh Hàng Xén/ Giỏ thị... mỗi năm lại có những chuyến lên Pacheo đến từng lớp học cả Mầm non, Tiểu học, và Trung học cơ sở tặng quà góp phần động viên trẻ đến trường. Còn nhớ mùa đông năm ngoái đọc thư thầy Cường Hiệu trưởng trường Cấp 2 Pacheo viết về (đọc ở đây) xin nhờ các anh chị "quyên góp ủng hộ 233 chiếc áo ấm mùa đông dù là cũ hoặc đã qua sử dụng đều được" cho học sinh của mình để các em đừng bỏ học vì rét, thương quá, bác Bình BeBo khởi xướng, thế là Giỏ Thị góp 233 áo ấm mới gởi kịp lên ngay trước Tết để mỗi em có một áo ấm mới mặc Tết (ở link này). Những bức hình dưới là không khí thầy cô trò khi nhận quà áo ấm lên trường:
Áo ấm lên trường Cấp 2 Pacheo dịp Tết 2013. Đứng phía sau học sinh của mình là thầy Cường hiệu trưởng (phải) và thầy Thanh hiệu phó Cấp 2 Pacheo (trái).
Kết quả của nhiều người nhiều nhóm chung tay từng việc nhỏ tưởng như không đáng kể đã tạo nên sự khích lệ lớn với việc dạy và học ở Pacheo. Nhưng 'theo' thì biết vẫn còn điều trăn trở lớn của các thầy cô: Các em đi học đến hết cấp 2 là đồng loạt nghỉ ở nhà vì không có tiền trọ tiền gạo đi học cấp 3 xa nhà, không có quần áo tươm tất như các bạn. 14, 15 tuổi nghỉ học ở nhà làm nương, lấy vợ lấy chồng, lại quanh quẩn với nghèo, với đói. Bao nhiêu chữ bao nhiêu công lao các thầy cô dạy được trong mấy cấp học rồi cũng rơi rụng, chỉ hơn cha mẹ là nói được cái tiếng Kinh.
Thế là, như ở phần 1 đã viết, cùng với sự chung tay của các thầy cô Cấp 2 Pacheo, nhóm TNV Giỏ thị đóng góp cá nhân để 'đưa các em đi học cấp 3' như một dự án nhỏ chung với phong trào hỗ trợ sự học ở Pacheo cho 'tới đầu tới đũa' (nhóm hỗ trợ Măng-Vềnh-Sử). Một năm qua nhóm lặng lẽ thực hiện chưa dám kêu gọi rộng vì chưa dám chắc 3 em đầu tiên của Pacheo có trụ được theo học lâu dài hay không. Đến nay bước đầu đã có kết quả khích lệ: Ba 'anh' kiên trì bám học; Thầy cô trường cấp 2 Pacheo lấy gương 3 anh và sự giúp đỡ của các cô bác để động viên các em lứa sau lên học tiếp. Năm học này có 15 trong số 40 học sinh Pacheo tốt nghiệp cấp 2 lên học cấp 3, nâng tổng số HS Pacheo tại Bản Vược lên 18 em, trong đó có hai em nữ. Thầy Cường Pacheo nói đó là một 'sự đột biến' hạnh phúc (thư Thầy Cường gởi về CCT ở đây).
Những học sinh đầu tiên của Pacheo lên học cấp 3 trong 10 năm trở lại đây chụp chung với đoàn các bạn teens Hà Nội trước dãy phòng trọ thuê gần trường cấp 3 nơi các em theo học.
Trái: TNV Giỏ thị và thầy giáo Minh nói chuyện với các em lớp 9 cuối cấp 2 Pacheo (3/2013); Phải: Các em giơ tay hứa quyết tâm học tiếp lên cấp 3, khá nhiều cánh tay giơ cao, bên cạnh đó một số cánh tay vẫn lăn tăn rụt rè.
Lý Thị Dở và Lý Thị Súa - Hai bé gái người H'Mong đầu tiên từ xưa tới nay của Pacheo lên học cấp 3 tại Bản Vược năm học 2013-2014. Bạn có thể nhận ra hai 'cánh tay rụt rè' ngồi đầu bàn số 1 và 2 lớp 9 năm ngoái ở xã nhà (hình trên).
Vậy là có ánh sáng hy vọng tương lai Pacheo sẽ có những tri thức sinh ra lớn lên ở Pacheo, biết cái tập tục của người Mông, nói cái tiếng người Mông, được đi học có đủ kiến thức để quay trở về trợ giúp bản thân, gia đình và bản làng đỡ đói nghèo lạc hậu.
Dự án sắp tới: Nhà nội trú hỗ trợ HS Pacheo học cấp 3 do Giỏ thị đề xuất và thực hiện.
Dự tính theo đà tiến đều vài năm nữa con số học sinh Pacheo học cấp 3 ổn định ở mức 40 đến 50 em (3 khối lớp). Hiện nay đang hỗ trợ toàn bộ chi phí thuê trọ và gạo ăn bởi cả Pacheo đều nghèo, nếu không có hỗ trợ các em sẽ không thể trụ học. Tin vui là đã có chính sách từ năm học 2013-2014 học sinh xã miền núi khó khăn học cấp 3 được Nhà nước trợ cấp 500 - 550ngàn/tháng/em (chi phí tiền học chiếm một phần số tiền này) và 15kg gạo, như vậy khi chính sách này được triển khai, khó khăn ngăn trở các em Pacheo học lên cấp 3 chủ yếu còn là kinh phí thuê nhà trọ. Đấy là lý do nảy ra ý tưởng xây nhà nội trú cho HS Pacheo, nhất là khi được sự ủng hộ nhiệt thành từ thầy hiệu trưởng trường Cấp 3 nơi 18 HS Pacheo hiện nay theo học: Trường cho đất làm nhà trong khuôn viên của trường đủ để xây 4 gian nhà cấp 4 và công trình phụ.
Phương án thực hiện:
Ba bên chung tay: Trường cấp 3 cho đất làm nhà; Giỏ thị kêu gọi quyên góp tiền xây (giúp kinh phí); Trường Cấp 2 Pacheo giúp trực tiếp thực hiện công trình (thuê nhân công, mua vật liệu xây dựng và phân công thầy giáo Đỗ Quốc Minh trực tiếp giám sát công trình).
Theo tính toán sơ bộ, kinh phí thực hiện xây nhà khoảng 150 triệu vnđ, chưa kể phát sinh. Hiện nay Trường Cấp 2 Pacheo đang phối hợp làm bản vẽ và dự trù kinh phí chi tiết.
Ngay sau đó sẽ có cuộc gặp 4 bên tại Cấp 3 Bản Vược: 1) Đại diện nhóm Hỗ trợ và Giỏ thị, 2) Bên thực hiện (Cấp 2 Pacheo), 3) Bên cho đất xây nhà trọ (Cấp 3 Bản Vược), và 4) Đại diện chính quyền xã Pacheo (chính quyền/ con em được thụ hưởng từ dự án).
Thông tin dự toán và từng bước thực hiện sẽ được cập nhật kịp thời trên Blog Giỏ thị.
BÀ CON MÌNH ƠI,
Lana cùng Giỏ thị xin chính thức kêu gọi sự động viên ủng hộ ý tưởng và vật chất cho nhà nội trú cho HS Pacheo. Lana xin nhận trách nhiệm cá nhân về việc từng đồng đóng góp cho dự án này sẽ được chuyển đến đơn vị thực hiện theo từng bước tiến độ công trình, cùng nhóm thường xuyên liên hệ giám sát việc xây dựng và cập nhật công khai chi tiết thông tin thu, chi cho dự án trên blog Giỏ thị.
Dự tính công trình hoàn thành trong hai tháng. Hy vọng chúng ta sẽ sớm thấy một căn nhà mới và những nụ cười phấn chấn đi học của các em bé Pacheo.
Giỏ thị hiện có TK riêng do Lana và Mẹ Mốc Mít (FB Phuong Nguyen Lien) đồng đứng tên và theo dõi (có trong file excel chi tiết thu chi của Giỏ số mới nhất cho những ai ít nhất một lần đóng góp cho Giỏ).
Bà con ai có lòng chung với Giỏ thị ủng hộ cho nhà nội trú Pacheo xin email cho Lana lana.nguyen2@gmail.com và/hoặc Mẹ MM mocmit2002@yahoo.com để có thông tin Tài Khoản Giỏ thị. Xin thay mặt Giỏ thị cùng thầy trò Pacheo cảm ơn bà con thật nhiều.
Lana.
Thầy Sa Anh (giữa hình), hiệu trưởng trường Cấp 3 số 2 Bát Xát giới thiệu với nhóm TNV CCT - Giỏ thị khu đất dành xây nhà nội trú cho học sinh Pacheo bên cạnh khu nhà tương tự của nhóm học sinh Y Tý (một xã khác thuộc Bát Xát cũng không có cấp 3 gần nhà)
Cập nhật nóng: Tin vui - 03 trái thị thơm đầu tiên ủng hộ dự án xây nhà học cho Pacheo đã về Giỏ!
Trả lờiXóaLana và Mẹ Mốc Mít sẽ lập một entry riêng cập nhật thông tin đóng góp và giải ngân cho 'nhà học Pacheo' pin trên đầu trang trong suốt thời gian thực hiện DA.
Trả lờiXóaThưa các anh các chị có một tin không được vui cho lắm em xin thông báo với các anh chi được biết . Hôm chủ nhật vừa rồi Quôc Minh có xuống thăm các em đi học cấp 3 được nhóm :Giỏ thị " đỡ đầu các em đi học .Quôc Minh có trích số tiền 5 triệu đồng được cô Moocmit gưu cho Quôc Minh trang trải cho các em đi học cấp 3 . Minh mua giúp các em mỗi phòng một bao gạo 25kg . nhưng sáng nay trong luc các em đi học hết và bác chủ nhà trọ cũng đi chợ thì bị kể xấu lợi dụng lúc so hở đa lên vào phá khoa 2/4 phòng lấy đi mất 2 bao gạo tương đương với 50kg Trua các em đi học về không có gạo nấu cơm em đã gọi cho bác chủ nhà trọ cho các em vay gọa trước để nấu và chiều nay Quôc Minh đa xuống mua gạo cho các em và động viên các em yên tâm học rất may là một số đò dùng cần thiết nhứ quạt hây nồi cơm điện không bị mất . Thưa các anh chị khu vực xã Bản Vược có tình hình an Ninh phúc tạp vì Bản Vược có một của Khẩu phụ là bến đò các xe chở hàng hóa tù miền trong ra cung chỉ ra bến đò Bảm Vược mới xuất khẩu sang Trung Quôc được chính vì thế mà kéo theo dân tứ sứ dồn về đó làm công việc bốc vác đủ các thể loại .Vậy em mông được sự chợ giúp của tất cả các nhà hảo tâm đặc biệt là các anh , chị trong chương trình CCT đòng hành cùng nhóm Giỏ Thi sớm được chuyển khai y tưởng xây nhà bán trú cho học sinh , nếu sớm được xây dụng sẽ gúp các em yên tâm học hành hơn , vì đất nhà trường cấp 3 Bản Vươc cho xây dựng nàn trong khuôn viên nhà trường giáp vơi nhà ở bán trú của y tý đặc biêt hơn nũa gần với nhà công vụ giáo viên , em nghi tình hình an ninh trong đó sẽ tôt hơn nhiều
Cảm ơn thầy Minh đã tất tả lo cho các em. Hôm nay chị Ph. (Mốc Mít ) của nhóm đã chuyển một món tiền lên TK trên đó thầy mua gạo bù đừng để các em thiếu gạo nhé. Thầy Sa Anh nói tiền Nhà nước hỗ trợ các em đã có thông tư, hy vọng từ Tháng 9 các em đã có thể tự bảo đảm tiền gạo.
XóaThầy Minh nói với chủ cho thuê nhà là họ ở ngay đó cần giúp trông cửa giả cho các em trong giờ lên lớp. Nếu quá bất an thầy báo nha để đề xuất với thầy Sa Anh phương án nói với các bạn Y Tý xem có thể Pacheo ở tạm ké trong thời gian xây nhà hay không. Học sinh nghèo như nhau, ngủ ké chật tị lúc khó khăn có khi lại tăng tình đoàn kết :)
Dự án đặt mục tiêu triển khai sớm trong vòng 2 tuần tới. Các em ở ổn định trong khuôn viên trường sẽ an toàn hơn. Lúc đó có Nhà có Gạo, nghĩ đến đã thấy mắt cay cay. Chúng ta cùng chung tay cố gắng, những khó khăn sẽ qua thầy Minh à.
Cam on chan thanh toi cac nha hao tam da quan tam toi nhan dan cac dan toc ,dac biet la cac chau hoc sinh va ho tro xay truong Ban tru cho hoc sinh THPT xa Ban Vuoc.
Trả lờiXóa