* Phần 2: Lên núi (link)
* Phần 3: Tóc mới, quà, và lửa trại (link)
*Phần 4: Hội nghị tuyển sinh:
'Theo' thầy cô và các em học sinh Pacheo thời gian khá dài nhưng lần đầu dự Hội nghị tuyển sinh miền núi gặp những điều ngỡ ngàng muốn chia sẻ với miền xuôi:
- Hội nghị tuyển sinh vào cấp 3 nhưng lại ở trường Cấp 2 xã nhà, do Thầy cô Trường Cấp 2 tổ chức cùng lãnh đạo xã!
- Đối tượng chính được mời nghe Hội nghị tuyển học sinh Cấp 3 không phải các em học sinh lớp 9 (cuối cấp 2) mà là phụ huynh các em.
- Có lẽ gọi 'Hội nghị đẩy sinh' thì đúng hơn. Thế này nhé, không hề thấy các điều kiện thi cử/ tiêu chí.. Cả buổi họp là để nói tới các bố mẹ: Chỉ cần bố mẹ đăng ký cho con đi học, Hồ sơ các thầy làm hết, cứ nộp là Trường Cấp 3 nhận hết, khó khăn có các cô bác Giỏ Thị hỗ trợ, mang mỗi người là đi học thôi.
- Một bản danh sách 25 trên tổng số 52 học sinh lớp 9 đã đăng ký đi học tiếp Cấp 3 được Thầy Thanh hiệu phó đọc chậm rãi từng em. Chỉ tiêu Huyện Bát Xát ra cho Trường và xã là con số này phải đạt 60%!
- Ở bản danh sách, mỗi học sinh thầy đọc Tên học sinh rồi đọc 'con của' Tên cha mẹ học sinh ở cột kế tiếp. Xã Pacheo 98 - 99% dân số người Mông. Thầy giáo đọc tiếng Kinh nhiều cha mẹ chỉ nghe rõ mỗi tên mình... Câu hỏi chỉ là: Cha mẹ nào chưa thấy đọc tên là chưa đăng ký cho con đi học đấy.
- Trong cuộc họp có hai thứ tiếng, tiếng Kinh và tiếng Mông. Lại có bác Chủ tịch xã và các em học sinh phiên dịch được hai chiều.
Dưới đây là một số ảnh phóng sự của nhóm TNV Giỏ Thị:
* Vì sao Pacheo?
- Hội nghị tuyển sinh vào cấp 3 nhưng lại ở trường Cấp 2 xã nhà, do Thầy cô Trường Cấp 2 tổ chức cùng lãnh đạo xã!
- Đối tượng chính được mời nghe Hội nghị tuyển học sinh Cấp 3 không phải các em học sinh lớp 9 (cuối cấp 2) mà là phụ huynh các em.
- Có lẽ gọi 'Hội nghị đẩy sinh' thì đúng hơn. Thế này nhé, không hề thấy các điều kiện thi cử/ tiêu chí.. Cả buổi họp là để nói tới các bố mẹ: Chỉ cần bố mẹ đăng ký cho con đi học, Hồ sơ các thầy làm hết, cứ nộp là Trường Cấp 3 nhận hết, khó khăn có các cô bác Giỏ Thị hỗ trợ, mang mỗi người là đi học thôi.
- Một bản danh sách 25 trên tổng số 52 học sinh lớp 9 đã đăng ký đi học tiếp Cấp 3 được Thầy Thanh hiệu phó đọc chậm rãi từng em. Chỉ tiêu Huyện Bát Xát ra cho Trường và xã là con số này phải đạt 60%!
- Ở bản danh sách, mỗi học sinh thầy đọc Tên học sinh rồi đọc 'con của' Tên cha mẹ học sinh ở cột kế tiếp. Xã Pacheo 98 - 99% dân số người Mông. Thầy giáo đọc tiếng Kinh nhiều cha mẹ chỉ nghe rõ mỗi tên mình... Câu hỏi chỉ là: Cha mẹ nào chưa thấy đọc tên là chưa đăng ký cho con đi học đấy.
- Trong cuộc họp có hai thứ tiếng, tiếng Kinh và tiếng Mông. Lại có bác Chủ tịch xã và các em học sinh phiên dịch được hai chiều.
Dưới đây là một số ảnh phóng sự của nhóm TNV Giỏ Thị:
Thầy Phương Việt Cường "Phó chủ tịch Huyện đã yêu cầu trường Cấp 3 trong huyện phải nhận hết các em đăng ký học, phụ huynh không lo con thi trượt, khó khăn có thầy cô và các cô bác Giỏ Thị hỗ trợ, mang mỗi người là đi học thôi"
Thầy giáo đã giải thích rất nhiều nhưng danh sách này mới có 25 gia đình đăng ký cho con đi học, các bác phụ huynh phát biểu cho thầy giáo nghe xem còn những vướng mắc khó khăn gì nào
Lần này có cả 13 anh chị đầu tiên của xã đang học lớp 11 và 10 tại Trường PTTH số 2 Bát Xát (Cấp 3 Bản Vược) về dự và nói chuyện với bà con dân bản
Hai đại diện cho các anh chị đang học Cấp 3 Bản Vược nói với bố mẹ các em lớp 9 bằng tiếng Mông. Hình dưới là Cứ A Vềnh, học sinh tiên tiến lớp 11, mình nhờ Lý A Sử ngồi bên phiên dịch "Vềnh nói các em nên đi học, các bố mẹ nên cho các em học".
Thời lượng nhiều nhất là phần nói chuyện của Chủ tịch xã Má A Páo, căng cả tai chỉ nghe được mỗi câu đầu "Tôi xin phép nói bằng tiếng Mông với bà con", huhu.
Phía bên ngoài hành lang...
Vì sao Giỏ Thị chọn theo đuổi, cày đi cày lại trên một thửa ruộng Pacheo? Pacheo vốn là địa bàn trũng nhất về giáo dục của huyện miền núi nghèo Bát Xát. Đến 2006 mới có trường Cấp 2 ở xã. Thầy Sa Anh Hiệu trưởng Cấp 3 Bản Vược (= PTTH số 2 Bát Xát) kể ngày đó Thầy làm ở Phòng giáo dục huyện về kiểm tra chất lượng ở Pacheo, cả xã không tìm được em học sinh nào đọc đúng "con chuột huênh hoang" mà chỉ phát âm được "con chuột hê ha". Cho đến tận năm 2012 dù rất cố gắng, dù bị giao chỉ tiêu... xã chưa 'đưa' được học sinh nào lên học Cấp 3 chính quy.
Hai năm qua Pacheo có sự thay đổi làm nức lòng thầy cô và những người mong muốn sự tiến bộ cho vùng đất này, nhờ sự nỗ lực tâm huyết của các thầy cô giáo, sự ủng hộ của chính quyền, và sự chung tay hỗ trợ không ngừng nghỉ của những tấm lòng từ khắp nơi: Chương trình Cơm có thịt tài trợ bữa ăn trưa tại lớp cho trò Mầm non - Tiểu học, Gánh Hàng Xén ủng hộ vật dụng quần áo sách vở, Giỏ Thị may áo ấm, xây nhà trọ học, hỗ trợ ăn ở cho học sinh của xã lên học cấp 3. Những sự hỗ trợ "đúng và trúng" những điều còn thiếu là cú hích tạo bước tiến đặc biệt cho sự học nơi này (để hiểu rõ hơn mời bạn đọc thêm loạt bài "SỰ HỌC Ở PA CHEO" (link).
* Trước Hội nghị này, suốt hai kỳ học, thầy cô giáo trong trường và cán bộ xã phân công nhau một tuần ba lần vào khắp 7 thôn bản trong xã, đến từng nhà tìm hiểu hoàn cảnh, thuyết phục cha mẹ cho các em đi học. Cộng với Hội nghị, sau mười ngày đến hôm nay thầy Cường gọi điện báo có thêm hai em đăng ký, thành 27 em!
Nhưng nếu so với năm học 2012-2013 lần đầu Pacheo có ba em đi học cấp 3 đến giờ trụ lại được 2, năm 2013-2014 có 15 em đăng ký, đến nay trụ được 11, thì con số 27 thật sự không hề nhỏ.
Sự đổi thay không đến dễ dàng, nhưng những hạt giống gieo xuống đã nảy mần và cho hy vọng...
Hai năm qua Pacheo có sự thay đổi làm nức lòng thầy cô và những người mong muốn sự tiến bộ cho vùng đất này, nhờ sự nỗ lực tâm huyết của các thầy cô giáo, sự ủng hộ của chính quyền, và sự chung tay hỗ trợ không ngừng nghỉ của những tấm lòng từ khắp nơi: Chương trình Cơm có thịt tài trợ bữa ăn trưa tại lớp cho trò Mầm non - Tiểu học, Gánh Hàng Xén ủng hộ vật dụng quần áo sách vở, Giỏ Thị may áo ấm, xây nhà trọ học, hỗ trợ ăn ở cho học sinh của xã lên học cấp 3. Những sự hỗ trợ "đúng và trúng" những điều còn thiếu là cú hích tạo bước tiến đặc biệt cho sự học nơi này (để hiểu rõ hơn mời bạn đọc thêm loạt bài "SỰ HỌC Ở PA CHEO" (link).
* Trước Hội nghị này, suốt hai kỳ học, thầy cô giáo trong trường và cán bộ xã phân công nhau một tuần ba lần vào khắp 7 thôn bản trong xã, đến từng nhà tìm hiểu hoàn cảnh, thuyết phục cha mẹ cho các em đi học. Cộng với Hội nghị, sau mười ngày đến hôm nay thầy Cường gọi điện báo có thêm hai em đăng ký, thành 27 em!
Nhưng nếu so với năm học 2012-2013 lần đầu Pacheo có ba em đi học cấp 3 đến giờ trụ lại được 2, năm 2013-2014 có 15 em đăng ký, đến nay trụ được 11, thì con số 27 thật sự không hề nhỏ.
Sự đổi thay không đến dễ dàng, nhưng những hạt giống gieo xuống đã nảy mần và cho hy vọng...
Một TNV kể "bác phụ huynh đứng gần em hỏi đến lần thứ 3 vẫn chỉ nhìn xuống và lắc đầu 'nó không đi học được đâu, nhà không có người làm' nản quá chị ơi. Nhưng những ánh mắt như thế này sẽ giúp chúng ta hy vọng.
Và cả những hình ảnh đổi thay như thế này: Lý A Sử ở bản Tả Lèng, Pacheo của em khi phải bỏ học... (11.2012)
... khi là nam sinh lớp 10 trường Cấp 3 Bản Vược (05.2013)
* Phần 5: Những em bé Tả Lèng (link)Và cả những hình ảnh đổi thay như thế này: Lý A Sử ở bản Tả Lèng, Pacheo của em khi phải bỏ học... (11.2012)
... khi là nam sinh lớp 10 trường Cấp 3 Bản Vược (05.2013)
* Phần 6 và Lời kết: Cho một chuyến đi đủ đầy (link)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét